Tử Cấm Thành hay còn có tên gọi khác Cố Cung được biết đến là một trong những cung điện xa hoa bậc nhất Trung Quốc. Theo đó, Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh tọa lạc trên khu đất rộng 720.000m2, có đến 800 cung điện lớn nhỏ khác nhau. Năm 1973, Bảo tàng Cố Cung tổ chức cho các chuyên gia đi khảo sát thực tế, thống kê và xác nhận trong công trình này còn có hơn 90 sân, 980 dãy nhà và 9.999 căn phòng.

Tử Cấm Thành là nơi ở của hoàng thất phong kiến, các đời vua triều nhà Thanh bàn chuyện triều chính, cũng là nơi hậu cung sinh sống. Dù là phức hợp cung điện rộng lớn nhất thế giới với gần chục nghìn căn phòng nhưng lại không có nhà vệ sinh nào. Điều này khiến nhiều người tò mò những người sống trong cung “giải quyết” nhu cầu căn bản như thế nào.


Tử Cấm Thành siêu rộng với 9999 căn phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?
Tử Cấm Thành siêu rộng với 9999 căn phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, không có nhà vệ sinh nào được xây trong Tử Cấm Thành. Điều này được cho xuất phát từ việc người xưa quan niệm hoàng cung là nơi ở của hoàng đế. Do vậy, nơi sống của bậc đế vương phải thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và sạch sẽ. Nếu như xây dựng nhà vệ sinh trong Tử Cấm Thành thì nhiều người sẽ sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ khiến một số nơi bên trong cung điện có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến uy nghi, tôn nghiêm của nhà vua.
Tử Cấm Thành siêu rộng với 9999 căn phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh? - ảnh 2

Do đó, người xưa không xây nhà vệ sinh cố định bên trong Tử Cấm Thành. Thay vào đó, hoàng đế cùng các phi tần, cung nữ, thái giám sử dụng “nhà vệ sinh di động”. Cụ thể, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung sẽ sử dụng quan phòng. Chúng được làm từ những loại gỗ quý, có mùi hương, bao quanh bởi những mảnh gỗ thơm.
Là nơi ở của hoàng đế và hậu cung, Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh nào.
Là nơi ở của hoàng đế và hậu cung, Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh nào.
Quan phòng dành cho hoàng đế và những phi tần có địa vị cao trong hậu cung còn được thiết kế đệm gấm, có chỗ gác tay hai bên. Thiết kế này nhằm giúp cho người dùng thoải mái khi đi vệ sinh. Cũng nói thêm, quan được làm từ gỗ đàn hương, bên trong chứa tro của loại gỗ này. Khi chất thải rơi xuống, tro gỗ sẽ bám dính vào bề mặt và ngăn mùi hôi phát tán. Tuy nhiên, do tro gỗ đàn hương không thể cản hết mùi nên thái giám sẽ cho vào đó một ít cánh hoa và hương liệu.

“Quan phòng” chỉ dành cho Hoàng đế và các phi tần, được làm từ gỗ đàn hương“Quan phòng” chỉ dành cho Hoàng đế và các phi tần, được làm từ gỗ đàn hương

Một điều cần lưu ý là “Quan phòng” của Hoàng đế không được phép đặt trên mặt đất vì như vậy nhà vua sẽ phải cúi người khi muốn sử dụng. Do đó, thái giám phải dùng lực nâng “Quan phòng” lên cao, để khi Hoàng đế ngồi lên đó vẫn sẽ là người có vị trí cao nhất. Trong khi đó, cung nữ và thái giám sử dụng phiên bản “nhà vệ sinh di động” thấp hơn. Họ dùng các thùng gỗ. Chúng được đặt ở những nơi kín đáo để cung nữ và thái giám dùng khi có “nhu cầu”.

Chiếc thùng làm từ gỗ bình thường để cung nữ và thái giám dùng khi có 'nhu cầu'. Chiếc thùng làm từ gỗ bình thường để cung nữ và thái giám dùng khi có “nhu cầu”. 
Mỗi ngày, toàn bộ chất thải khi đi vệ sinh sẽ được một bộ phận chuyên trách chuyển ra khỏi Tử Cấm Thành. Những quan phòng và thùng chứa được cọ rửa sạch sẽ. Nhờ vậy, không có nơi nào bên trong cung điện hoàng gia có mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng đế.

Lý giải về việc Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh, các nhà nghiên cứu cho hay do khoa học kỹ thuật thời cổ đại còn hạn chế nên chưa tìm ra “kỹ thuật” xử lý mùi hôi của chất thải. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống nước, xả thải thời xưa là không thể. Nếu hàng nghìn người phóng uế trong Tử Cấm Thành, không gian nơi này chắc chắn không hề dễ chịu. Điều này không có lợi cho việc duy trì uy nghiêm của hoàng tộc.
Tử Cấm Thành siêu rộng với 9999 căn phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh? - ảnh 6
Tử Cấm Thành vốn là nơi ở của “thiên tử” nên không gian lúc nào cũng phải sạch sẽ, thơm tho. Nhà vệ sinh di động được đánh giá là giải pháp thân thiện với môi trường và đảm bảo được sự tôn nghiêm của hoàng đế, cũng như sự uy nghi của chốn cung điện nơi người thường không thể đặt chân tới.
Tử Cấm Thành siêu rộng với 9999 căn phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh? - ảnh 7
Thời gian sau, bất chấp việc có nhiều yếu tố văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào Trung Quốc, Tử Cấm Thành vẫn không xây dựng hay lắp đặt thêm bất cứ nhà vệ sinh nào khác. Năm 1925, Tử Cấm Thành chính thức mở cửa đón khách du lịch và bắt đầu được xây mới, lắp đặt 14 khu nhà vệ sinh hiện đại, sạch sẽ để phục vụ khách du lịch và nhân viên làm việc tại đây.