Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng, mới đây Thu Quỳnh đã chào đón con gái thứ 2 của mình. Em bé có biệt danh rất đáng yêu là Tằm. Trở lại hành trình bỉm sữa sau nhiều năm, Thu Quỳnh có chút bỡ ngỡ nhưng vô cùng hào hứng.

Cùng với đó, Thu Quỳnh còn chia sẻ về hành trình hút và kích sữa. Những ngày đầu, bà mẹ trẻ chỉ hút được tầm 3-5ml. Dần dần, lượng sữa này sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tiếp theo và hiện tại em bé đã được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ cũng gặp phải không ít vấn đề. Mới đây nhất, nữ diễn viên chia sẻ loạt khó khăn mà cô gặp phải khiến nhiều người xót xa.

Sinh con chưa được bao lâu, diễn viên Thu Quỳnh phải cách ly bé, đổ đi cả lít sữa mẹ vì điều này- Ảnh 1.
“Sau 2 ngày sốt đùng đùng, phải cách ly con, phải đổ đi cả lít sữa vì sợ sốt virut thì giờ tui mới thật sự biết được cảm giác của việc tắc, viêm tuyến sữa nó khủng khiếp như thế nào. Đau hơn co dạ con chúng bạn ạ. Sốt cao, người nóng ran, đầm đìa mô hôi nhưng trong người lại lạnh rét run. Ngực căng như 2 quả bóng, nóng ran như sắp nổ. Phải gọi là nhớ đời. Các mẹ lưu ý phải hút kiệt sữa ra nhé. 

Trộm vía hôm nay dứt sốt và sau khi được “xử lý” tại bệnh viện thì sữa đã ổn định trở lại rồi. Hú hồn”, nữ diễn viên tâm sự.

Hóa ra Thu Quỳnh bị tắc tia sữa, một vấn đề mà rất nhiều người mẹ mắc phải. Khi bị tắc tia, mẹ sẽ vô cùng đau đớn, khó chịu. Việc cần làm là tới bệnh viện để các bác sĩ chuyên môn đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.

Sinh con chưa được bao lâu, diễn viên Thu Quỳnh phải cách ly bé, đổ đi cả lít sữa mẹ vì điều này- Ảnh 2.


Sinh con chưa được bao lâu, diễn viên Thu Quỳnh phải cách ly bé, đổ đi cả lít sữa mẹ vì điều này- Ảnh 3.

Nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên bị tắc tia sữa khi cho trẻ bú

1. Đầu ti của mẹ bị tổn thương

Sau khi cho con bú hoặc hút sữa, mẹ thường cảm thấy đau rát đầu ti. Lúc này vú mẹ đã bị tổn thương. Cho dù vết thương rất nhỏ không nhìn thấy nhưng cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Mẹ phải giải quyết dứt điểm tình trạng đau đầu ti thì mới có thể hết tình trạng tắc tia sữa.

Lý do đầu tiên khiến mẹ luôn cảm thấy đau rát đầu ti đó là bé ngậm sai khớp khi bú. Để tránh được những nguyên nhân này, các mẹ cần cho con bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm.

2. Dùng máy hút sữa sai cách

Lý do thứ 2 khiến mẹ bị tắc tia sữa nhiều lần đó là do hút sữa không đúng cách. Ví dụ như dùng size phễu chưa phù hợp với đầu ti, cách chọn size phễu là mình sẽ đo đường kính đầu ti. Sau đó mình cộng thêm từ 2-4mm nữa là đúng kích thước phễu cần dùng. Giả sử đầu ti có đường kính là 20mm thì mình sẽ cộng thêm 2-4mm nữa và sẽ thành 22-24mm, và mẹ này có thể sử dụng size phễu 24mm. Tuy nhiên cách tính này chỉ là tương đối! Quan trọng là mẹ dùng size phễu nào thấy dễ chịu nhất thì mình sẽ sử dụng size phễu đó.

3. Ngực mẹ quá nhạy cảm

Lý do thứ 3 đó là do ngực mẹ quá nhạy cảm. Nhiều bà mẹ đã cố gắng chọn máy hút sữa tốt. Lực hút vừa phải, thời gian hút thích hợp, đổi rất là nhiều size phễu luôn nhưng mà đầu ti vẫn đau. Những mẹ này thường sẽ được khuyên là cố gắng tập cho con bú mẹ trực tiếp. Nếu có sinh đứa nữa thì đừng phụ thuộc máy hút sữa vì các bà mẹ này không thích hợp để dùng máy hút sữa. Thực tế nhiều bà mẹ hút sữa rất thoải mái. Nhưng có nhiều bà mẹ không thể đụng được tới cái máy hút sữa luôn. Vì đầu ti quá nhạy cảm. Các mẹ nên nhớ chỉ có em bé mới giúp cho sữa ra khỏi ngực hiệu quả nhất. Còn máy hút sữa chỉ là phương tiện hỗ trợ chúng ta mà thôi.

4. Mẹ bị ứ sữa nhiều trong bầu ngực

Lý do thứ tư đó là do mẹ quá nhiều sữa. Khi em bé không bú hết hoặc người mẹ không hút phần sữa thừa sau khi trẻ bú no. Với tình trạng dư thừa sữa dẫn đến sữa tồn đọng lại trong bầu sữa cũng như ống dẫn sữa gây ra nguyên nhân tắc tia sữa liên tục.

Sinh con chưa được bao lâu, diễn viên Thu Quỳnh phải cách ly bé, đổ đi cả lít sữa mẹ vì điều này- Ảnh 4.
Sinh con chưa được bao lâu, diễn viên Thu Quỳnh phải cách ly bé, đổ đi cả lít sữa mẹ vì điều này- Ảnh 5.

5. Bé đột ngột ngủ xuyên đêm

Việc bé đột ngột ngủ xuyên đêm không ti mẹ cũng có thể khiến sữa ứ đọng trong bầu ngực gây ra tình trạng tắc tia sữa. Các mẹ nhớ hút ra một ít để không bị căng tức vào ban đêm và nó cũng giúp hạn chế tắc tia. Mình không hút cạn, vì càng hút cạn thì sữa càng nhiều. Mình hút bớt như vậy trong một vài đêm thì từ từ cơ thể sẽ hiểu là ban đêm bé không cần bú và nó sẽ giảm dần lượng sữa vào ban đêm.

6. Mẹ dư thừa nhiều sữa

Nhiều mẹ ham sữa nhiều nên thường kích sữa để “gọi” sữa về thêm. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng tắc tia tái đi tái lại nhiều lần. Các mẹ đừng có ham quá nhiều sữa. Trừ khi mình đang phải nuôi thêm một em bé nữa. Nếu mẹ nào muốn dư một ít sữa thì chỉ nên dư tầm 100-200ml/ ngày thôi so với nhu cầu của con.

7. Các ống tuyến sữa bị chèn ép

Với việc sử dụng áo ngực quá chật hoặc mặc áo quá bó hoặc mang địu nặng có thể gây áp lực lên ngực dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Hơn nữa, nếu bà mẹ nằm sấp khi ngủ hoặc tập luyện các bài tập ngực cũng có thể gây nên tình trạng tương tự.

8. Khó kích thích được phản xạ xuống sữa

Phản xạ xuống sữa xảy ra khi bé kích thích đầu ti với quầng vú giúp sữa được đẩy ra ngoài. Biểu hiện là khi bé bú bên này thì bên kia chảy sữa hoặc là người mẹ có cảm giác rần rần châm chích hay là như có nước chảy xuống ở hai bên bầu ngực. Nếu các mẹ dùng mọi cách mà vẫn kích thích phản xạ xuống sữa rất là khó khăn, làm cho việc lấy sữa ra khỏi ngực không hiệu quả thì nó sẽ gây ứ tắc lại ở bên trong ngực của mình và tăng nguy cơ gây tắc tia. Ở trường hợp này thì mẹ nên cho bé ti trực tiếp. Con chính là máy hút sữa hiệu quả nhất, mẹ đừng lạm dụng việc hút sữa bằng máy nhé.

9. Nguyên nhân thứ 9 đó là stress, căng thẳng

Đây là một trong những nguyên nhân gây tắc tia tái đi tái lại nhiều lần.

Các mẹ hãy cố gắng thư giãn, nghe nhạc, xem hài, đi dạo ở bên ngoài khi có thể, đừng có ở mãi trong 4 bức tường để chăm con.

Các ông bố hãy tâm lý động viên vợ, an ủi và giúp đỡ vợ!

10. Nguyên nhân cuối cùng là chấn thương ngực

Ví dụ em bé vô tình đạp vào ngực mẹ. Hay là mẹ bị tai nạn, bị một vật gì đó đập vào ngực.

Những ống sữa tại vị trí chấn thương có thể sưng, viêm, tắc tia. Mẹ nhớ khi chơi với con cần cẩn trọng đừng để bé đạp vào ngực mình. Khi massage ngực cũng cần nhẹ nhàng, không nên quá thô bạo khiến ngực bị tổn thương nhé.

Điều trị tắc tia sữa ra sao?

Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt để thông tia (có thể vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng máy hút sữa), khi tia sữa thông sẽ hết sốt, tránh được viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh.

Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại. Phòng viêm và áp-xe vú là không để tắc tia sữa. Khi đầu vú bị nứt hoặc xây xát, cần điều trị tích cực.

Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn tiếp diễn bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.

Trường hợp đã thử những biện pháp trên mà tình hình không được cải thiện cần đến bệnh viện để thầy thuốc khám bệnh và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng áp-xe tuyến vú rất nguy hiểm.