Liên quan đến trình độ tiến sĩ với Thượng tọa Thích Chân Quang, mới đây phía Trường Đại học Luật Hà Nội đã lên tiếng chia sẻ thông tin đáng chú ý.

Thời gian qua, Thượng tọa Thích Chân Quang trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trên mạng xã hội. Vị tu sĩ nhận nhiều ý kiến trái chiều vì những bài thuyết giảng của mình. Bắt nguồn từ đó, nhiều người bắt đầu nghi ngờ trình độ tiến sĩ của ông Thích Chân Quang. Đã xuất hiện không ít người thắc mắc vị thượng tọa này lấy bằng tiến sĩ bằng cách nào? Điểm đáng nói nữa là chỉ sau 2 năm tốt nghiệp đại học, ông Thích Chân Quang đã có được bằng tiến sĩ?

thich-chan-quang-2

Về vấn đề này, ngày 24/6, PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) đã thẳng thắn chia sẻ với PLO.

thich-chan-quang-5

Cụ thể, ông Hòa cho biết toàn bộ quá trình đào tạo, công nhận trình độ tiến sĩ đều được hội đồng đánh giá thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết thêm, theo quy định của Bộ GD&ĐT, người học tiến sĩ gồm 2 đối tượng: Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ở ngành phù hợp.

thich-chan-quang-1

Với Thượng tọa Thích Chân Quang, người này đủ điều kiện học thẳng lên tiến sĩ. Trong quá trình học, ông Thích Chân Quang cũng phải học đầy đủ các phần kiến thức của chương trình thạc sĩ tương ứng. Được biết, ông Quang học Tiến sĩ ngành Luật Hiến pháp – Hành chính thì đã phải học đầy đủ chương trình thạc sĩ ngành Hiến pháp – Hành chính trong khoảng thời gian học tiến sĩ.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có quy định cụ thể về thời gian tối đa để làm chương trình tiến sĩ và cho phép học viên được hoàn thành trước thời hạn nếu đáp ứng được đủ các điều kiện. Tháng 12/2021, ông Thích Chân Quang đã hoàn thành chương trình học tiến sĩ trước thời hạn, bảo vệ luận án thành công.

thich-chan-quang-4

PGS Tô Văn Hòa cho biết, trong quá trình giảng dạy, đào tạo chương trình đào tạo tiến sĩ nói chung, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng có nhiều học viên, nghiên cứu sinh là người hoạt động tôn giáo.

Vì vậy vị Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh: “Họ cũng giống như những học viên bình thường, được đối xử và đào tạo như các học viên khác. Ở góc độ khoa học, học thuật, họ không có gì khác biệt”.