×
×

Tỉnh duy nhất Việt Nam sở hữu cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa và cảng biển: Gần 400.000 tỷ đồng ‘đổ’ vào hơn 300 dự án du lịch

Đây là một tỉnh đặc biệt khi sở hữu hệ thống giao thông đa dạng và toàn diện.

Hiện nay, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam có sân bay quốc tế, sân bay nội địa hoặc cảng biển. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang là địa phương duy nhất nước ta sở hữu đầy đủ cả ba loại hạ tầng này.

Theo đó, việc có cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa lẫn cảng biển biến Kiên Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, mở ra cánh cửa giao thương và du lịch rộng mở, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc

Sân bay quốc tế Phú Quốc tọa lạc ở phía Nam đảo Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Đây là cảng hàng không được xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có khả năng phục vụ các loại máy bay lớn như Boeing 777 và Airbus A350.

Tỉnh duy nhất Việt Nam sở hữu cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa và cảng biển: Gần 400.000 tỷ đồng 'đổ' vào hơn 300 dự án du lịch - ảnh 1

Sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Internet
Đặc điểm nổi bật của sân bay này là đường băng dài 3.000m và rộng 45m cùng với đường lăn song song rộng 23m và dài 3000m. Sân bay cũng có hệ thống đường lăn tắt để tối ưu hóa khai thác máy bay. Đài kiểm soát không lưu được trang bị hiện đại, giúp điều hành an toàn cho các chuyến bay.

Khu vực đỗ máy bay có 8 vị trí cho các loại máy bay như A320 và A321 trong giờ cao điểm. Bên cạnh đó, nhà ga cũng được trang bị đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của hành khách và hỗ trợ các hoạt động sân bay.

Sân bay Rạch Giá

Sân bay Rạch Giá nằm ở ven biển phía Tây Nam của tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá khoảng 7km. Đây là một đơn vị cảng hàng không dân dụng trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Nhà ga Cảng hàng không Rạch Giá rộng 2.502m2 với hai tầng chức năng. Tầng 1 bao gồm ga đi, ga đến, phòng VIP, phòng kế hoạch bay, khu vực làm thủ tục và kiểm tra an ninh, phòng hành lý thất lạc, đảm bảo cho du khách trải nghiệm hành trình bay suôn sẻ, nhanh chóng.

Tỉnh duy nhất Việt Nam sở hữu cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa và cảng biển: Gần 400.000 tỷ đồng 'đổ' vào hơn 300 dự án du lịch - ảnh 2

Sân bay Rạch Giá. Ảnh: Internet
Tầng 2 là nơi thư giãn lý tưởng với phòng hút thuốc, khu vực cách ly (phòng chờ), phòng họp và vệ sinh, khu vực bán hàng. Du khách có thể thoải mái tận hưởng thời gian chờ đợi trước khi lên chuyến bay tiếp theo, khám phá các gian hàng mua sắm quà lưu niệm độc đáo hoặc đơn giản là nhâm nhi ly cà phê, ngắm nhìn khung cảnh sân bay nhộn nhịp.

Là một cảng hàng không dân dụng nhỏ, tuy nhiên, sân bay Rạch Giá đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là trong việc thúc đẩy ngành du lịch ngày càng thăng hoa.

Cảng biển

Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông và vận tải của tỉnh Kiên Giang. Theo quy hoạch, cảng Kiên Giang sẽ phát triển các cảng tổng hợp cho tàu có tải trọng từ 1.000-2.000 DWT. Một số cảng tiêu biểu bao gồm: Cảng Linh Huỳnh (huyện Hòn Đất), cảng xã Tiên Hải (thành phố Hà Tiên), cảng xã đảo Sơn Hải và Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương), cảng Xẻo Nhàu (huyện An Minh), cảng xã đảo Nam Du và Lại Sơn (huyện Kiên Hải).

Tỉnh duy nhất Việt Nam sở hữu cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa và cảng biển: Gần 400.000 tỷ đồng 'đổ' vào hơn 300 dự án du lịch - ảnh 3

Cảng tại Kiên Giang. Ảnh: Internet
Ngoài ra, Kiên Giang cũng phát triển các cảng thủy nội địa phục vụ các khu công nghiệp ở trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021-2030, nhiều tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo sẽ được phát triển và mở rộng, bao gồm các tuyến hiện hữu như Ba Hòn – Hòn Heo, Rạch Giá – Hòn Tre, Tắc Cậu – Hòn Nghệ, Hà Tiên – Hòn Heo và các tuyến mới như Hòn Tre – Nam Du, Hòn Đất – Hòn Tre.

Cảng biển Kiên Giang không chỉ phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa mà còn góp phần quan trọng trong phát triển du lịch biển đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao thương trong khu vực.

Trong thời gian qua, tận dụng tiềm năng và lợi thế vượt trội, Kiên Giang đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các địa phương khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền Trung và cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu chung là quảng bá, giới thiệu du lịch, xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn lực cho ngành du lịch của tỉnh.

Những nỗ lực này cũng đã mang lại kết quả tích cực. Tính đến nay, Kiên Giang đã thu hút được 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn, với tổng diện tích 9.754ha và tổng vốn đầu tư lên đến 393.135 tỷ đồng. Trong số các dự án này, 79 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 18.384 tỷ đồng, 81 dự án đang triển khai xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 213.000 tỷ đồng và 157 dự án đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 161.700 tỷ đồng.

Tỉnh duy nhất Việt Nam sở hữu cả sân bay quốc tế, sân bay nội địa và cảng biển: Gần 400.000 tỷ đồng 'đổ' vào hơn 300 dự án du lịch - ảnh 4

Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, tận dụng điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch đặc trưng của từng khu vực, tỉnh Kiên Giang cũng đã lập kế hoạch phát triển các vùng du lịch trọng điểm.

Trong đó, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận sẽ tập trung vào du lịch sinh thái, biển đảo, di tích lịch sử và lễ hội. Khu vực Hà Tiên – Kiên Lương sẽ phát triển du lịch biển đảo, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. U Minh Thượng sẽ khai thác du lịch sinh thái kết hợp với các di tích lịch sử của U Minh Thượng. Phú Quốc sẽ hướng tới phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và cung cấp dịch vụ quốc tế chất lượng cao, nhắm đến cả khu vực và thế giới. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang sẽ tập trung vào du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu khoa học.

Với chiến lược phát triển du lịch bài bản và hiệu quả, Kiên Giang đã và đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Related Posts

Our Privacy policy

https://thongtinngaynay.com - © 2024 News