Các tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc thống kê được “phẫu thuật thẩm mỹ” là phương kế bóc lột t.ình d.ục mà bọn tội phạm hay áp dụng.

Trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc đang nở rộ. Nguyên nhân chính là do bất bình đẳng giới ở quốc gia này khiến hàng triệu phụ nữ ra khỏi thị trường lao động, chỉ sót lại những công việc thời vụ và thu nhập thấp cho họ. Đã vậy, cạnh tranh việc làm hết sức gay gắt và các nhà tuyển dụng thường đề cao ngoại hình hơn kinh nghiệm.

Dưới áp lực đó, nhiều phụ nữ phải cân nhắc phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi số phận, và chi phí “tân trang” đắt đỏ đẩy họ vào vòng xoáy nợ nần, trở thành mục tiêu lý tưởng cho tội phạm buôn người.

 

Theo bà Youngbee Dale, chuyên gia chống buôn người ở Mỹ: “Ngày nay, phẫu thuật thẩm mỹ gần như là điều tự nhiên ở Hàn Quốc, nhất là đối với phụ nữ. Sinh viên đại học thường không có nhiều t.iền dù có thể họ thuộc tầng lớp trung lưu, do đó bọn buôn người hay nhắm đến nhóm này”.

Xuất phát từ thực tế đa số các cô gái không thể tiếp cận dịch vụ tài chính hợp pháp, đám tội phạm bắt đầu giăng bẫy.

Một tấm bảng quảng cáo dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ở Seoul, Hàn Quốc.

 

“Chúng nhử con mồi bằng cách trấn an họ có thể trả nợ nhờ đi làm thêm. Ban đầu chỉ là phục vụ trong các nhà hàng, quán cà phê, rồi chúng sẽ nói ‘cô còn nợ bấy nhiêu đây này, cộng với t.iền lãi mỗi ngày, nếu cô làm chuyện này (b.án d.âm), cô sẽ trả nhanh hơn. Đến lúc đó thì các nạn nhân không còn thoát ra được nữa”, bà Dale kể.

Năm 2015, một khảo sát của Gallup Korea phát hiện cứ 3 phụ nữ Hàn Quốc trong độ t.uổi 19-20 thì có 1 người đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ.

 

Có rất ít phụ nữ thoát ra được cái vòng lẩn quẩn của nợ nần như cô gái trong câu chuyện. Các tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc thống kê được “phẫu thuật thẩm mỹ” là một trong 3 phương kế bóc lột t.ình d.ục chính bọn tội phạm hay áp dụng với các cô gái, bên cạnh m.a t.úy và rượu.

Chuyên gia Byun Ông Byun Jeong Hee, giám đốc Trung tâm Quyền phụ nữ Sallim tại thành phố Busan (Hàn Quốc) cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ giống như váy ngắn và giày cao gót, đã trở thành chuẩn mực trong ngành công nghiệp s.ex ở Hàn Quốc, và ngày càng có nhiều phụ nữ nợ nần vì chỉnh sửa nhan sắc.

 

Như trường hợp của n.ữ s.inh A mà báo chí Hàn Quốc đã đưa tin trước đó, n.ữ s.inh này bắt đầu tự k.iếm t.iền chi trả học phí từ năm 20 t.uổi trong lĩnh vực giải trí. Nhưng dù đã rất cố gắng cô vẫn không chi trả hết các khoản chi phí sinh hoạt và học tập.

Cô luôn nghĩ rằng nếu mình tân trang lại sắc đẹp sẽ kiếm được nhiều t.iền hơn một chút. Nhưng phải cần đến ít nhất 10 triệu won (gần 200 triệu đồng) để có thể làm phẫu thuật thẩm mỹ và cô vẫn chưa biết mình sẽ lấy t.iền ở đâu.

Sau đó, một quảng cáo cho vay thẩm mỹ đã thu hút cô. Quảng cáo nói rằng sẽ trả các chi phí phẫu thuật cho các cô gái, và sau khi có dung nhan xinh đẹp các cô gái mới bắt đầu phải hoàn trả.

A cho rằng giấc mộng của cô có thể thành hiện thực nhưng không ngờ giấc mơ đó lại trở thành ác mộng. Cô đã tự tìm vài bệnh viện tốt nhưng công ty cho vay chỉ cho phép đến bệnh viện mà họ chỉ định. Cô không còn cách nào khác nên đã tìm đến đó để chỉnh sửa lại mắt, mũi và phẫu thuật gọt mặt.

Cô tự nhủ sau khi hồi phục có thể kiếm được nhiều t.iền hơn. Nhưng kết quả lại không được như mong muốn.

Thu nhập của A vẫn không tăng lên nhưng mỗi tháng còn phải trả đến 1 triệu won (gần 20 triệu đồng). Do A nhiều lần trì hoãn nên công ty cho vay đã ép cô tham gia các chương trình k.hiêu d.âm trên mạng xã hội và thực hiện các giao dịch b.án d.âm.

Thảo Ngọc