Y tế Việt Nam vụt sáng giữa một năm 2020 đầy u ám: Kiểm soát dịch “thần tốc”, đi đầu thế giới trong phẫu thuật ghép chi

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2020, năm cũ sẽ qua đi nhường chỗ cho năm 2021 mang nhiều hi vọng hơn. Năm 2020 đầy biến động nhưng vẫn có những điểm sáng đầy tự hào với loạt thành tựu giúp cái tên Việt Nam một lần nữa khiến cả thế giới phải chú ý.

Điểm sáng kiểm soát đại dịch COVID-19 của thế giới

Đã một năm kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, đến nay “bóng ma” COVID-19 vẫn đang bao trùm thế giới.

Cho tới tận những ngày cuối cùng của năm 2020, châu Âu, châu Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế giới vẫn đang “khốn khổ” vì đại dịch này, số ca mắc mới và số người tử vong tăng cao không ngừng.

(nguồn Internet)

Trong bối cảnh tăm tối đó, Việt Nam trở thành điểm sáng với việc kiểm soát thành công dịch bệnh trên nhiều phương diện: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân và duy trì ổn định phát triển kinh tế – xã hội.

Cho đến nay, dịch COVID-19 tại nước ta đã trải qua 2 giai đoạn với 4 đợt dịch. Trải qua 4 đợt dịch, Việt Nam đã đối mặt với tình huống dịch lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở Đà Nẵng vào cuối tháng 7 với hàng loạt ca bệnh lây lan đặc biệt phức tạp trong bệnh viện rồi tỏa đi các địa phương khác.

(nguồn Internet)

Chính phủ cũng chấp nhận thiệt hại một phần về kinh tế để đổi lấy an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh.

Trải qua nhiều đợt dịch, người Việt giờ đây cũng đã quen với việc thực hành thông điệp 5K, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên…

Tính đến sáng 30/12, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.454 ca mắc COVID-19, trong đó 693 ca lây nhiễm trong nước; từ ngày 25/7 đến nay có 563 ca mắc mới; 35 người tử vong và 1319 ca được chữa khỏi. Trong khi đó thế giới ghi nhận hơn 81,2 triệu người mắc và hơn 1,77 triệu người tử vong vì COVID-19.

Tới cuối tháng 12, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người (nguồn Internet)

Tuy nhiên, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, Việt Nam cũng đều nhanh chóng vào cuộc, triển khai sớm và chủ động các biện pháp chống dịch kiên định, xuyên suốt: Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch; từ đó kiểm soát được sự lây lan của COVID-19.

(nguồn Internet)

Bên cạnh những dấu ấn trong công tác kiểm soát và điều trị với những ca bệnh “siêu khó” được điều trị thành công, Việt Nam còn có những thành tựu khác trong nghiên cứu được cả thế giới ghi nhận.

Ngay trong giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh vào tháng 2, Việt Nam đã thanh công trong việc phân lập virus SARS-CoV-2 – tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu vaccine.

Tách rời cặp song sinh dính liền vùng chậu Trúc Nhi – Diệu Nhi

Ngày 15/7, sau 12 giờ phẫu thuật, gần 100 bác sĩ, nhân viên y tế từ các bệnh viện hàng đầu tại TP.HCM đã phối hợp phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu cực kỳ hiếm gặp trên thế giới.

Đây là ca mổ phức tạp thứ 2 mà ngành y tế TP.HCM thực hiện sau ca mổ Việt – Đức 32 năm trước.

(nguồn Internet)

“Các bác sĩ xin phép đấng tạo hóa để khai sinh ra hai con một lần nữa với hình hài nguyên vẹn, trả lại cho hai con một cuộc đời lành lặn như bao đứa trẻ khác” – bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã viết trên trang cá nhân trước khi bước vào ca phẫu thuật “định mệnh”.

(nguồn Internet)

Sự thành công của ca phẫu thuật không chỉ là hạnh phúc vô bờ bến đối với cha mẹ, gia đình của 2 bé Trúc Nhi – Diệu Nhi mà còn là niềm vui và cả tự hào với đông đảo người dân trên cả nước, những người đã dõi theo hành trình tách rời của 2 bé trong suốt một thời gian dài.

(nguồn Internet)

Sau ca phẫu thuật, Trúc Nhi và Diệu Nhi hồi phục nhanh chóng, sức khỏe ổn định. Hai bé xuất hiện trước truyền thông vào thời điểm đó với nụ cười tươi và đôi mắt sáng! Ngày 24/12 vừa qua, 2 bé cùng nhau đón Giáng sinh đầu đời sau khi tách rời ấm áp bên cha mẹ.

(nguồn Internet)

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng trao huy hiệu cá nhân cho 3 bác sĩ tham gia trực tiếp ca mổ, gồm TS Trương Quang Định – giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, BS Phan Văn Tiếp (khoa chấn thương – chỉnh hình) Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á và BS Tạ Thúy Hằng – trưởng khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.

Kỳ tích ghép bàn tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới

“9h ngày 28 Tết, tôi tỉnh dậy và nhìn thấy đôi bàn tay mới của mình, cảm giác như đang mơ. Tôi nhắm mắt lại, mở ra lần nữa để xác thực mình tỉnh táo. Một lần nữa, tôi lại có đủ cả 2 bàn tay”, anh Phạm Văn Vương (31 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) xúc động nhớ lại.

Anh Vương là người được ghép tay thành công tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, được công bố vào ngày 24/2. Ca phẫu thuật thành công của anh Vương là ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đồng thời cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.

(nguồn Internet)

Trước đó, năm 2016, trong quá trình lao động, anh Vương bị tai nạn do máy đột dập khiến toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn. Anh Vương đã được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu.

Do vết thương quá nặng, không còn khả năng bảo tồn nên các bác sĩ đã buộc phải chỉ địch cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay anh Vương.

Nuôi hi vọng mong manh rằng một ngày nào đó phép màu sẽ xảy đến, thời điểm ra viện, anh Vương đăng ký vào danh sách chờ hiến chi thể.

Ngày 20/1/2020, sau 4 năm ròng chờ đợi, phép mầu cuối cùng cũng đến với anh Vương từ cuộc điện thoại của Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng – Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo có người đồng ý hiến chi.

 

Bàn tay được hiến tặng như một nghĩa cư cao đẹp của một người đàn ông 51 không may bị tai nạn đè ép lên cánh tay trái (nguồn Internet)

Ca phẫu thuật cực khó sau đó thành công tốt đẹp, sau 4 tháng điều trị, anh Vương phục hồi rất tốt và được cho điều trị ngoại trú. Ngày trở về, cũng là lúc vợ anh chuẩn bị sinh đứa con thứ 2. Đón vợ mới sinh từ bệnh viện về nhà, lần đầu tiên sau 4 năm, anh Vương được ôm con vào lòng bằng đôi bàn tay lành lặn.

(nguồn Internet)

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ năm 1998 đến nay, mới chỉ có khoảng 89 ca ghép chi thể trên thế giới được thông báo trong y văn quốc tế.

Tại các nước Đông Nam Á, cho đến nay, chưa có một ca ghép chi thể đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới, và đây là ca đầu tiên trên thế giới được tiến hành ngay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng

Năm 2020 chứng kiến sự suy thoái nghiêm trọng của kinh tế toàn cầu dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh tăm tối ấy, Việt Nam nổi lên là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP từ 2-3%.

(nguồn Internet)

Trong năm 2020, Việt Nam có mức xuất siêu kỷ lục hơn 20 tỷ USD; thu hút 2.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt gần 15 tỷ USD.

Khoảng 180 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 0,9% so với năm trước. Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2011-2020, đạt hơn 90%…

(nguồn Internet)

Đây là thành quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế trong thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế” và của việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8.

Tổng hợp – Hải Linh
thongtinngaynay.com

Related Posts

Chuyện ít biết về 2 e.m b.é Việt chưa biết nói đã đi đóng phim

Mai (Anh Thư) bế con trai từ trong chiếc lu nước trôi trên sông ra ngoài Phát hành năm 2005, bộ phim Đẻ mướn trở thành đề tài gây…

Long Vũ – MC Chiếc nón kỳ diệu: Độ.t ngộ.t nghỉ hưu khi đang làm sếp lớn, nay trở lại với diện mạo đầy khác lạ

Hình ảnh ngày ấy – bây giờ của MC/ BTV Long Vũ ” Chiếc nón kỳ diệu” đã nhận được sự quan tâm của người hâm mộ….

Nữ diễn viên 3 lần yêu trai trẻ: Người thứ nhất cưới 7 ngày đã ly hôn, người thứ 2 yêu 12 năm nói ‘không hợp’, người thứ 3 Việt kiều gửi nhẫn kim cương dù chưa gặp mặt

Những tưởng đã tìm được bến đỗ hạnh phúc, Cát Phượng cuối cùng lại một lần nữa trở về làm mẹ đơn thân. Từ khi bắt đầu trở…

Người chồng kín tiếng của BTV Hoài Anh, là doanh nhân thành đạt, cả gia đình luôn sống nề nếp. Vì sao hiếm khi được BTV khoe, phải chăng là do gia thế của nhà chồng quá ”không bình thường”

BTV Hoài Anh ở độ tuổi U40 vẫn nhận được nhiều quan tâm về nhan sắc lẫn sự nghiệp của cô. Ít ai biết rằng cô có…

Nữ MC VTV được ‘ngã giá’ 10 tỷ hỏi cưới, đời thường ra đường mặc bộ nào cũng đẹp, lên truyền hình phong cách còn đỉnh hơn

Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp cùng thân hình nóng bỏng, chuẩn đến từng centimet, ngoài vai trò diễn viên Hương Giang còn được khán giả biết…

Nữ diễn viên ‘Mùi ngò gai’ 1 mình nuôi con, mưu sinh nhiều nghề đến mức xấ.u h.ổ khi có người nhận ra mình là nghệ sĩ

Từng góp mặt trong nhiều phim truyền hình, diễn viên Quỳnh Anh có cuộc sống khá thăng trầm. Sau khi ly hôn, cô phải gồng gánh nuôi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.