Hai vóc dáng nhỏ nhắn, người thì nằm, người thì ngồi cạnh bên,…không ai bảo nhau câu nào, chỉ lẳng lặng ngồi ngắm xe chạy trên đường.
Hai cụ già năm nay đã tuổi thất tuần, hàng ngày sống nương tựa lẫn nhau trong căn nhà nhỏ ở số 185P Mai Xuân Thưởng (Quận 6, TP.HCM). Chị tên Nguyễn Thị Kim Liên (77 tuổi), em tên Nguyễn Thị Kim Dung (74 tuổi), cả hai đều mắc bệnh hiểm nghèo thời kỳ cuối.
Chúng tôi đến thăm nhà vào một buổi trưa, hai bà mới vừa dùng xong bữa cơm đạm bạc. Bắt chuyện mới biết, bà Kim Liên (áo xanh nhạt, tóc ngắn) bị bệnh x uất h uyết n ão, không thể nói chuyện và đã nằm l iệt giường gần 6 năm nay. Còn bà Kim Dung, tuy có thể nói chuyện và đi lại nhưng sức khỏe cũng không khá hơn mấy. Bà mắc bệnh u ng th ư v ú, cứ mỗi lần nói chuyện lớn là bà lại mệt.
Bệnh là vậy, bà Kim Dung vẫn luôn là người chăm sóc cho bà chị nằm l iệt giường của mình. Mỗi khi bà Liên muốn ngồi dậy ngắm đường phố, thì bà Dung lại đỡ. Hay mỗi khi ăn cơm, uống thuốc, bà cũng đều giúp chị một tay để dễ dàng ăn uống hơn. Cứ thế, hai bà nương tựa nhau sắp qua hết một đời người.
Bà Kim Dung vừa cười vừa chia sẻ: ‘Chỉ có kiếp này được làm chị em, kiếp sau không biết sẽ đi về đâu. Nên dù bệnh thì bệnh, hai chị em làm gì cũng phải có nhau. Cứ hễ còn chị bên cạnh, là bà cảm thấy ấm lòng rồi’.
Theo lời bà Dung, gia đình bà là người gốc Sài Gòn. Ba mất sớm do ch iến tr anh loạn lạc, mẹ một mình nuôi hai chị em bà lớn trong hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 1994, mẹ bà cũng không chống chọi nổi với những căn ‘bệnh tuổi già’ mà mất. ‘Lúc trẻ bà với bà chị là thợ may. Thuê một cái ki-ốt nhỏ trong chợ, rồi may đồ bán ở đó. Chị thì cắt, em thì ngồi may. Cuộc sống chỉ hai chị em, từ đó đến giờ không thay đổi’ – Bà Dung kể.
Hiện nay, sinh hoạt chính trong cuộc sống của bà chủ yếu nhờ người cháu họ hàng xa sống cách đó vài căn nhà. Hàng ngày, người cháu này sẽ giúp hai bà nấu ăn, ninh thuốc,…
‘Bây giờ bà già rồi, yếu rồi. Cũng chẳng làm gì được cả. Hàng xóm người ta thương, người ta giúp. Có nhiều thì bà ăn nhiều, có ít thì bà ăn ít. Nhiều người bạn hồi trẻ, giờ thấy mình như vậy, cũng còn chút nghĩa tình, họ cũng ra tay giúp ít cho mua thuốc, mua đồ ăn’ – Bà Dung kể.
Mặc dù giọng nói vẫn đầy lạc quan, nhưng tôi thấy, đâu đó trong ánh mắt của cụ, vẫn còn vương một chút tủi thân. Đúng, chính là chút tủi thân ấy… Dám hỏi, có mấy ai về già mà không muốn được quây quần bên con cháu?
Hiện nay, sinh hoạt chính trong cuộc sống của bà chủ yếu nhờ người cháu họ hàng xa sống cách đó vài căn nhà. Hàng ngày, người cháu này sẽ giúp hai bà nấu ăn, ninh thuốc,…’Bây giờ bà già rồi, yếu rồi. Cũng chẳng làm gì được cả. Hàng xóm người ta thương, người ta giúp. Có nhiều thì bà ăn nhiều, có ít thì bà ăn ít. Nhiều người bạn hồi trẻ, giờ thấy mình như vậy, cũng còn chút nghĩa tình, họ cũng ra tay giúp ít cho mua thuốc, mua đồ ăn’ – Bà Dung kể.
Thu nhập và sinh hoạt phí chính của hai bà hiện nay đều dựa vào nguồn trợ cấp của chính quyền quận. Mỗi tháng, bà Dung được cấp 380.000 đồng, bà Liên thì b ệnh n ặng hơn được 950.000 đồng. Cộng lại, cứ mỗi tháng, hai bà chỉ có hơn 1 triệu chút ít để trang trải cả sinh hoạt, cả thuốc men.
‘Giờ thì sức khỏe cả hai đều yếu. Đi bệnh viện cũng không làm gì được, nên bà về uống thuốc nam cầm chừng qua ngày. Giờ hai chị em cứ sống vậy rồi đợi ngày đi thôi. Sống một đời như vậy cũng không hối tiếc gì. Bà chỉ mong được ở cùng với chị cho đến lúc cuối cuộc đời, để tình chị em trọn vẹn’ – Bà Dung tâm sự.
Chị Diệp Hồng Phúc – người dân sống gần nhà hai bà cho biết: ‘Hai bà nay đã lớn tuổi, lại nhiều b ệnh t ật. Tính tình của bà cũng hiền hậu nên nhiều người thương, thấy hoàn cảnh vậy nên ai cũng xót. Có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít, chỉ mong hai bà được bên nhau vui vẻ là mừng’.
Ngoài đường, hàng dài xe vẫn chạy, cuộc sống vẫn vội vã tiếp diễn. Bên trong căn nhà nhỏ, hai chị em già ấy, vẫn hàng ngày nâng đỡ nhau trong từng miếng ăn, giấc ngủ. Cuộc sống của chị chính là em… và cuộc sống của em chỉ vỏn vẹn là chị.