Để thực hiện được lời hứa của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ngày 12/12, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bắt đầu bước vào giai đoạn vận hành thử toàn tuyến 20 ngày.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro), mỗi ngày sẽ có 287 lượt tàu chạy; giờ cao điểm từ 5 – 6 phút/lượt; giờ bình thường 10 phút/lượt; bắt đầu vận hành từ 5 – 23 giờ, theo đúng lịch trình khai thác thương mại.
Ảnh : internet
Mỗi chuyến tàu sẽ có chuyên gia của tổng thầu, đơn vị nghiệm thu cùng đi để ghi nhận, đánh giá. Riêng Hà Nội Metro đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên, khoảng 700 người lên tuyến làm việc; một số bộ phận kỹ thuật, an toàn, bảo vệ sẽ làm việc 3 ca, đảm bảo ứng trực 24/24 giờ.
Ảnh : internet
Ngoài Hanoi Metro là đơn vị vận hành chính, quá trình chạy thử còn có sự theo dõi, giám sát của Tư vấn đánh giá an toàn ACT, Ban quản lý dự án Đường sắt (đại diện chủ đầu tư), Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước và tổng thầu Trung Quốc.
Ảnh : internet
Hiện nay, UBND TP Hà Nội cũng đã công bố giá vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thấp nhất là 8.000 đồng/lượt; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng.
Ảnh : internet
Sau thời gian vận hành thử, nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ được nghiệm thu và bàn giao cho thành phố Hà Nội, sau đó chuyển giao cho Hà Nội Metro quản lý, vận hành, khai thác.
Ảnh : internet
Theo thiết kế tổng thể, đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, vận tốc thiết kế 80km/giờ và vận tốc khai thác thương mại trung bình 35km/giờ.
Ảnh : internet
Khi khai thác, các đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống và tần suất đoàn tàu đến ga khoảng 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến.
Nguồn internet
Thời điểm đông khách nhất, đơn vị vận hành có thể huy động 11 đoàn tàu cùng khai thác. Sẽ luôn có 2 đoàn tàu trong trạng thái sửa chữa hoặc kiểm tra hỏng hóc.
Ảnh : internet
Trong quá trình chạy thử, các đơn vị tổng thầu, tư vấn sẽ đánh giá, kiểm chứng mức độ an toàn, chính xác của hệ thống, đồng thời tổ chức diễn tập các tình huống ứng phó khẩn cấp, nghiệm thu bảo vệ môi trường, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Ảnh : internet
Sau quá trình vận hành thử, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết sẽ cần thêm 2 điều kiện để công trình được khai thác thương mại là Tư vấn ACT phải cấp chứng nhận an toàn hệ thống và Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước phải đồng ý chứng nhận dự án đủ điều kiện đưa vào khai thác thương mại. Nếu các bước trên diễn ra suôn sẻ, dự án có thể vận hành thương mại vào đầu năm 2021.
Tổng hợp
Lý Trần/Thongtinngaynay.com