NSƯT Trần Đức là gương mặt khá quen thuộc với khán giả Việt. Thế nhưng vài năm trở lại đây ông gần như vắng bóng trên màn ảnh nhỏ. Hoặc ông thường chỉ nhận vai phụ, ít đất diễn.
(Nguồn: Internet)
“Thời còn ở Nhà hát Kịch Hà Nội, tôi làm phim nhiều vì có thời gian rảnh. Tối đi diễn thì ngày tôi vẫn có thể đi đóng phim. Nhưng khi chuyển qua công tác ở trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Hà Nội tôi rất bận rộn. Tôi phải đảm trách việc gầy dựng khoa, gánh vác các công việc ở khoa và đào tạo bao thế hệ sinh viên. Vì thế, tôi không có nhiều thời gian dành cho phim ảnh dù niềm đam mê vẫn luôn chất đầy.” nam nghệ sĩ tâm sự.
(Nguồn: Internet)
Ông cũng cho biết không ngại không ngại vai ít hay vai nhiều, vai chính hay vai phụ. Từ xưa, một chuyên gia người Nga đã nói: “Không có nhân vật nhỏ chỉ có người diễn viên nhỏ thôi”. Cho nên dù là vai ngắn nhưng nếu ấn tượng, khai thác đúng, thể hiện tốt thì người ta vẫn nhớ.
(Nguồn: Internet)
“Trước kia, tôi làm vai chính rất nhiều. Hơn 40 năm tham gia nghệ thuật, từ sân khấu cho đến truyền hình, tôi đảm qua rất nhiều dạng vai. Tôi xuất hiện trên truyền hình từ năm 1976. Thời đó, chúng tôi làm các kịch và phim ngắn cho truyền hình. Đến giờ phút này, không biết là bao nhiêu phim và bao nhiêu vai mình đã đóng.” NSƯT Trần Đức cho biết.
(Nguồn: Internet)
Đến gần đây, khi nghỉ hưu, ông lại được bên Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) mời tham gia mấy bộ phim: Sống chung với mẹ chồng, Nhà trọ Balanha, Tình yêu và tham vọng, Hướng dương ngược nắng…
Đối với ông, được trở lại với phim ảnh là cảm thấy vui rồi. Tiền cát sê, thù lao đối với ông không thành vấn đề. Vấn đề là mình được làm việc, được công chúng biết đến. Có những nghệ sĩ về hưu, chỉ một năm không đóng phim mà khi gặp lại trông già nua, lão hoá lắm.
(Nguồn: Internet)
Đặc biệt ông cho biết mọi người xem “Hồ sơ cá sấu” sẽ thấy một chút bóng dáng của ông trong đó. Nhân vật ông Phương trong phim này xuất hiện ít thôi nhưng đó là vai sở trường của tôi. Nó phảng phất những nhân vật tôi từng đóng, phảng phất những tính cách nhân vật mà ông rất thích.
NS Trần Đức trong vai ông Lâm – Hướng dương ngược nắng
Đó là một ông Thứ trưởng nhưng chỉ vì lỗi lầm mà buộc lòng phải đẩy người vợ của mình đi xa. Người vợ ấy có một đứa con với ông ấy mà ông không biết. Về sau, khi biết sự thật rồi, ông ấy tự vấn lương tâm và cuối cùng quyết định lộ sáng để hy sinh cho đứa con. Ông ấy chấp nhận mất chức để chuộc lỗi với đứa con mà bao nhiêu năm ông ấy không hề biết. Đây là một vai mà ông rất thích dù xuất hiện không nhiều.
(Nguồn: Internet)
Nói về vai ông Lâm trong phim “Hướng dương ngược nắng”, NS Trần Đức cho biết đó là một vai thú vị. ‘Bởi đây là nhân sự nắm mấu chốt của mọi vấn đề. Cao Dược ngả về ai và có tồn tại được không là phụ thuộc hết vào ông cổ đông này. Lời nói của ông ấy thuyết phục được tất cả các cổ đông trong tập đoàn. Khi đọc kịch bản, tôi thấy nhân vật rất hay. Cho nên dù không nhiều cảnh tôi vẫn nhận lời tham gia’.
(Nguồn: Internet)
NSƯT Trần Đức có quan điểm sống rất lạc quan, thú vị. Ông từng nói: “Tôi sống như giọt nước, chảy vào đâu cũng tròn”.
‘Giọt nước thì chảy vào bầu sẽ tròn, chảy vào ống sẽ dài. Nghĩa là, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, con người ta phải biết uyển chuyển và linh hoạt trong cuộc sống. Nên biết lựa mà sống và nếu biết lựa thì chỗ nào cũng len lỏi vào được. Một khi mình đã biết hoà nhập với mọi môi trường sống thì cuộc sống mình sẽ đẹp đẽ, trôi chảy… chứ không phải len lỏi để làm gì khuất tất.
Tôi tốt nghiệp năm 1974, về công tác ở Đoàn Kịch Hà Nội thì đêm diễn đầu tiên Trưởng đoàn giao cho tôi đi là quần áo. Tôi đến phụ bác nhân viên là quần áo lâu năm thì được bác ấy giao đánh một đống giày của diễn viên và sau đó là quần áo. Tôi vẫn chấp nhận làm vì chưa được say lúa thì phải ẵm em thôi.
Làm xong công việc đó thì ngồi cánh gà ngắm những cô chú, anh chị đang diễn. Cứ há hốc mồm ra mà ngắm, mà thích thú, mà ao ước… đó là những công việc đầu tiên của tôi đấy.
Nói về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của tôi thì thấm đẫm gian truân, mồ hôi, nước mắt… và cả sự hy sinh. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng xuất phát điểm của tôi có nhiều cái không được thuận lợi như bạn bè, đồng nghiệp khác. Mẹ tôi phải nuôi tôi một mình cho nên rất vất vả. Mọi thứ trong cuộc sống, tôi đều phải tự lập, không có ai giúp đỡ hết.
Cho đến khi tốt nghiệp trường Sân khấu – Điện ảnh, tôi cũng gặp rất nhiều gian truân. Tôi theo đuổi nghệ thuật bằng một tình yêu âm thầm nhưng luôn có những phép tính cho bản thân. Phép tính ở đây là đến năm nào đó tôi phải được đóng vai chính, đến năm nào tôi phải đạt được ước mơ của tôi.’
Tổng hợp
Nhật Linh/thongtinngaynay.com