Vốn quen mặt với khán giả trên màn ảnh Việt với hình ảnh mẹ thôn quê tảo tần luôn vì con vì cháu, hình ảnh của NSƯT Ngọc Tản đã in đậm bao thế hệ người yêu mến phim Việt. Vậy nhưng ít ai biết ngoài đời mà cũng là một người kinh doanh có tiếng với thương hiệu đặc sản giò chả Ước Lễ truyền thống.
Những ngày gần đây cùng với sự Hương vị tình thân, bộ phim Mùa hoa tìm lại cũng đang thu hút được khán giả với đề tài đầy mộc mạc về thôn quê.
(Nguồn: Internet)
“Mùa hoa tìm lại” vẽ lên bức tranh của cuộc sống của nông thôn thời hiện đại dù đã khấm khá hơn, nhưng Mỹ Lệ (Thanh Hương) cùng Tuyết (Hương Giang), Việt (Duy Khoa), Đồng (Duy Hưng) hay những người dân ở làng quê ấy vẫn luôn ngụp lặn trong cơm áo, gạo tiền, danh vọng, sĩ diện… khiến cuộc đời họ rẽ sang nhiều ngả khác nhau, mà đôi khi, đích đến lại không phải là điều họ mong muốn. Tuy nhiên, chỉ cần con người có khát vọng về sự tử tế, và sống tử tế, thì cuối cùng họ cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Bộ phim cũng ghi dấu sự trở lại của nhiều gương mặt quen thuộc vắng bóng đã lâu trên màn ảnh nhỏ. NSƯT Ngọc Tản sau một thời gian dài giã từ sự nghiệp diễn xuất, chuyên tâm vào kinh doanh mặt hàng đặc sản giò chả Ước Lễ truyền thống, nay trở lại với hình ảnh một người bà phúc hậu bên cạnh cô cháu gái nhiều tâm tư.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Cùng NSƯT Ngọc Thoa, Hoàng yến, nghệ sĩ Ngọc Tản cũng là gương mặt quen thuộc của những bà mẹ nông thông Việt Nam. Đôi mắt đẫm buồn, khuôn mặt hiền dịu luôn hết lòng vì con cái đã khắc sâu trong lòng bao thế hệ yêu mến điện ảnh phía Bắc.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Việc bất ngờ từ bỏ sự nghiệp diễn xuất trở về theo nghiệp gia đình của bà khiến khán giả không khỏi tiếc nuối. Được biết là diễn viên của Đoàn kịch nói Hà Tây (nay là Đoàn III, thuộc Nhà hát Kịch Hà Nội), bà Ngọc Tản tưởng đời mình “thoát” khỏi nghiệp giò chả của dân làng Ước Lễ mấy trăm năm qua.
(Nguồn: Internet)
Nhưng cái nghề thật biết đàng “dan díu” người hữu duyên với nó: Lấy ông chồng làm nghề tài chính nhưng mẹ chồng bà lại nổi tiếng khắp mạn phố cổ Hà Nội với thương hiệu “giò chả bà Nháy”.
(Nguồn: Internet)
Những năm 1940, 1950, bố mẹ chồng bà Tản từ Ước Lễ mang nghề giò chả ra Hà Nội, thuê một căn nhà nhỏ ở Ô Cầu Dền để buôn bán. Thời đó, ở Hà Nội, không có nhiều người bán giò chả Ước Lễ như giờ.
(Nguồn: Internet)
Vì vậy, hai ông bà già làm ăn rất khấm khá. Những năm 1945 – 1946, loạn lạc, người dân sống ở Hà Nội phải đi tản cư, bố mẹ chồng bà, một đôi quang gánh, bên gánh chày, cối làm giò chả, một bên là chiếc thúng đựng con trai (chồng bà Tản) mới sinh ra chưa được bao lâu, chạy về mé Đồng Quan, mạn Thường Tín, Phú Xuyên của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc TP Hà Nội). Về đó mỗi ngày làm dăm cân giò chả để bán.
(Nguồn: Internet)
Đầu những năm 2000, vì lý do sức khỏe, bà Tản không làm nghề giò chả nữa. Bẵng đi một thời gian đứt gãy, mới có người nối nghiệp, là một trong ba cô con dâu của bà hiện tại. “Đến bây giờ vẫn có rất nhiều khách hàng từ thời của bà mua giò chả. Vì bà quen mặt, lại có tiếng trong nghề làm giò nên khi kế thừa nghề truyền thống của gia đình”. Cô đang gây dựng và phát triển thương hiệu giò chả bà Tản, như cách ngày xưa mẹ chồng cô lưu giữ nghề tổ từ mẹ chồng của bà.
Tổng hợp; Phương An – thongtinngaynay