Theo quy định tại điều 94 của Bộ Luật Lao Động mới, vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng, và tiền lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ.
Theo đó, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành.
Nếu như Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động… trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.
Ảnh: Internet
Cụ thể, về nguyên tắc trả lương và hình thức trả lương cho người lao động, khoản 1 Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019 quy định.
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 96 cũng quy định hình thức trả lương. Theo đó, lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng…
Theo quy định này, lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản của vợ nếu người chồng ủy quyền hợp pháp cho vợ mình nhận lương thay.
Ảnh: Internet
Giải thích rõ hơn. Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (đại diện cơ quan soạn thảo bộ luật) khẳng định việc lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản của vợ là hoàn toàn hợp pháp nếu có sự thỏa thuận.
“Kể cả lương của vợ tôi cũng có thể chuyển cho tôi, cái đó hoàn toàn do hai vợ chồng thỏa thuận để tạo ra thuận lợi. Việc này nhằm tránh tình trạng lương của tôi sau khi nhận lại tiếp tục chuyển khoản cho vợ”, ông Dung nói và chia sẻ thêm ông thấy thuận lợi khi áp dụng quy định mới.
Việc ủy quyền nhận lương là một quy định hoàn toàn mới mà trước đây Bộ luật Lao động 2012 chưa quy định. Quy định mới này dẫn đến cách hiểu: “Từ 1/1/2021, lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ” khiến dư luận xôn xao.
Ảnh: Internet
Thế nhưng, xét theo quy định của Điều 94, để lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản của vợ thì phải đáp ứng các điều kiện:
– Chồng (người lao động) không thể nhận lương trực tiếp.
– Vợ là người được chồng ủy quyền hợp pháp.
– Chồng đăng ký số tài khoản của vợ để nhận lương.
Quy định nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động và tránh bị nhiều doanh nghiệp từ chối trả lương vào tài khoản không phải của người lao động làm việc cho mình.
Về kỳ hạn trả lương, trường hợp có lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn một tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Các quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021
Mtuan (Tổng hợp)/Thongtinngaynay.