Thứ Ba, Tháng Chín 26, 2023
Google search engine
HomeGiải TríHọc sinh các nước tặng quà gì cho thầy cô vào ngày...

Học sinh các nước tặng quà gì cho thầy cô vào ngày nhà giáo

Vào ngày nhà giáo ở các nước trên thế giới, các thầy cô giáo sẽ làm gì? Học sinh có tặng quà cho thầy cô? Mời bạn khám phá nhé

Ngày Nhà giáo ở các nước trên thế giới đều là ngày để mọi người bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến những thầy cô gánh trên vai trách nhiệm “trồng người”. Tuy vậy, mỗi quốc gia lại có thời gian và những hoạt động rất riêng dành cho ngày này. Bên cạnh ngày 20–11 được biết đến là Ngày Nhà giáo Việt Nam, hãy “dạo quanh” một vòng thế giới xem các nước khác họ làm gì trong ngày lễ của các thầy cô nhé.

Nga: Chỉ tặng hoa trắng

Tặng hoa đã trở thành phong tục của nước Nga

Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 là Ngày Nhà giáo của Nga. Trong ngày này, rất nhiều học sinh sẽ tặng hoa cho thầy cô. Ở Nga, giáo viên được tặng hoa là chuyện vô cùng hãnh diện.

Tập tục của người Nga là chỉ tặng hoa theo số lẻ, vì số chẵn chỉ dành khi trong nhà có người qua đời hoặc đi viếng mộ. Hơn nữa không thể tặng một bông hoa, tốt hơn là 3 bông, 5 hoặc 7 bông.

Ở Nga, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh bạch nên rất nhiều trường hợp đều tặng hoa trắng. Trong ngày này, các trường đều tổ chức hoạt động kỷ niệm rất long trọng, đài truyền hình sẽ đưa tin. Học sinh sẽ tổ chức tiệc tối, biểu diễn để mừng thầy cô.

Mỹ : Tự tay làm quà cho thầy cô

Ngày Nhà giáo ở Mỹ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5, thầy cô giáo sẽ vô cùng cảm động khi nhận được một món quà nhỏ từ học trò, đặc biệt là món quà do học trò làm. Trong lòng giáo viên người Mỹ, những món quà bỏ tiền ra mua không bao giờ sánh bằng những món quà tự làm.

Vào những ngày này, các bậc phụ huynh chọn cách gửi lời chúc mừng qua email hoặc học sinh tặng thiệp, ảnh có ghi lời chúc và bày tỏ lòng biết ơn. Các họ trò sẽ tự tay làm những món đồ handmade để kính tặng thầy cô giáo
Đặc biệt, ở văn hóa Mỹ, các thầy cô giáo cũng sẽ thường tặng quà cho các bạn học tiến bộ hay xuất sắc nữa.

Nhật Bản : Ngày nào cũng là ngày của giáo viên

Ở Nhật không có Ngày Nhà giáo nhưng không có nghĩa là người Nhật không tôn trọng thầy cô, ngược lại họ còn xem nghề giáo như một nghề thiêng liêng và thần thánh.

Tại đất nước mặt trời mọc, địa vị của thầy cô giáo rất cao. Hàng ngày, thầy cô đi xe bus, mọi người trông thấy thẻ giáo viên đều tự đứng dậy nhường ghế.

Các cửa hàng, siêu thị đều có những sản phẩm giá ưu đãi đặc biệt dành cho người làm nghề giáo. Vì vậy mà có người nói, ở Nhật ngày nào cũng là Ngày Nhà giáo. Bản thân mỗi giáo viên đều rất liêm khiết. Tuy người Nhật thích tặng quà nhưng hành động này lại rất hiếm thấy trong ngành giáo dục.

Hàn Quốc: Người “lái đò” vĩ đại

Nghề nhà giáo rất được coi trọng, bởi vậy mà ngày Nhà giáo của Hàn Quốc ( ngày 15/5) được xem như là ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Vào ngày 15/5, một nhóm thanh niên là thành viên của Hội chữ thập đỏ đã đến thăm thầy cô giáo cũ của mình đang bị ốm tại một bệnh viện, từ đó ngày này được lấy luôn là ngày Nhà giáo của Hàn Quốc.

Trong ngày này, buổi học thường kết thúc sớm hơn. Học sinh tặng thầy cô giáo những bông hoa cẩm chướng để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính. Ngoài ra, các cựu học sinh cũng tặng các thầy cô giáo cũ những tấm thiệp, các món quà nhỏ tự làm, nhiều em còn tặng thầy cô những món ăn ngon do tự tay mình nấu.

Một số trường cho thầy cô và học sinh nghỉ vào ngày này vì họ không muốn thấy hiện tượng tặng/ hối lộ thầy cô bằng những món quà đắt tiền. Một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầy cô để thể hiện sự tôn kính đối với những người “lái đò”.

Ấn Độ: Tôn vinh ngành giáo

Bắt đầu từ năm 1962, Ấn Độ đã chọn ngày 5/9, theo sinh nhật vị thủ tướng thứ hai của đất nước – tiến sĩ triết học Sarvepalli Radhakrishnan (1888 -1975), làm ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục.

Trong ngày này, học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập được thay thế bằng các lễ kỷ niệm cũng như các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh, sinh viên đối với người đã dạy dỗ mình.

SINGAPORE: Đại hội quần chúng

Ngày 1–9 ở Singapore, các thầy cô đều được nghỉ.Chính phủ còn tổ chức đại hội quần chúng kỷ niệm Ngày Nhà giáo.

Học sinh sẽ biểu diễn ca múa, thể thao, trò chơi… Ở Singapore, khi nhận được món quà trị giá trên 5 SinGaporeDollas, thầy cô đều nộp cho chính phủ.

Do đó, trước ngày lễ kỷ niệm, thầy cô gửi thư đến phụ huynh và học sinh, nêu rõ thầy cô chỉ cần nhận được những tấm thiệp tự làm để bày tỏ tấm lòng từ học sinh là đủ.

Trung Quốc: Tôn sư trọng đạo

Khổng Tử

 

Đến ngày 21/02/1985, quốc gia này đã thống nhất chọn ngày 10/09 năm là ngày Hiến chương Nhà giáo của mình. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ này sang ngày 28/09 là ngày sinh của Khổng Tử.

Tượng đài Khổng Tử

Là một quốc gia phương Đông vốn có truyền thống coi trọng đạo lý “tôn sư trọng đạo”, nhiều thế hệ học sinh cũng như các bậc ông bà, cha mẹ Trung Quốc đến viếng thăm các đền miếu thờ những vị hiền triết có công tạo dựng nền giáo dục và triết lý sống nhân sinh quan của Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử…

Thái Lan: Đậm sắc tôn giáo

Tại Thái Lan, ngày của giáo viên được tổ chức vào ngày 16/01. Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học và tổ chức mít-tinh, biểu diễn văn nghệ chào mừng.

Đặc biệt nhiều trường phổ thông còn tổ chức những buổi lễ kỷ niệm đậm màu sắc tôn giáo, các nhà sư sẽ cầu nguyện cho toàn thể giáo viên và học sinh dâng hoa lên những người thầy của mình.

Các hoạt động trong Ngày Nhà giáo hiện tại được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội Thái Lan, bao gồm 3 hoạt động chính:

– Hoạt động về tôn giáo;

– Lễ nhớ ơn thầy cô bao gồm: Lễ tuyên thệ và phát biểu về chủ đề nhớ ơn thầy cô;

– Hoạt động thúc đẩy sự đoàn kết giữa phụ huynh học sinh và thầy cô giáo. Có thể là các cuộc thi thể thao nhằm thúc đẩy tình đoàn kết hoặc các buổi lễ chúc mừng…

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments