Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
Google search engine
HomeXã HộiGiáo sư Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta, dân còn...

Giáo sư Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta, dân còn ăn Tết ta còn nghèo bền vững

“Thích cổ truyền thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu.”, GS. Võ Tòng Xuân nói.

Tết là năm mới, là dịp sum họp, chúc những gì tốt đẹp cho từng thành viên trong gia đình. Đó là nét văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên những năm gần đây, quan điểm có nên bỏ tết ta chỉ ăn tết tây vẫn gây tranh luận.

GS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng còn giữ việc ăn Tết cổ truyền thì đất nước còn nghèo.

GS. Võ Tòng Xuân

Ông nói: “Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.

Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói “thôi lo ăn tết đã”. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.

Ảnh: Internet

Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu.”

Thực ra, Giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị “bỏ” một kỳ ăn tết ta kéo dài ngày, chứ ông không hề muốn “quay mặt hoàn toàn” với Tết cổ truyền: “Tôi ủng hộ chủ trương là mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm, nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi…”.

Nếu chỉ dừng ở đề nghị “ăn Tết cổ truyền giản dị, gọn gàng” mà không gắn với yếu tố “còn giữ tết ta, đất nước còn nghèo”, có lẽ ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân sẽ không bị phản đối mạnh đến vậy.

Ảnh: Interne

Rất nhiều cư dân mạng phản đối cho rằng “mấy ngày ăn tết cổ truyền mà làm nghèo đất nước, không có cơ sở khoa học đánh giá chuyện này. Ngược lại, không ít quan điểm cho rằng Tết là thời điểm kích cầu mua sắm, người dân dành dụm cả năm mới chi tiền sắm sửa cho ngày Tết, thúc đẩy kinh tế đất nước.

Thậm chí còn đặt câu hỏi: “Nếu thực hiện theo ý kiến của giáo sư mà sau một vài năm, đất nước vẫn không giàu lên, thì giáo sư tính sao?”.

Mtuan (Tổng hợp)/Thongtinngaynay.com

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments