Đã hơn 30 năm kể từ ngày bộ phim kinh điển “Tây du ký” 1986 được công chiếu, cho tới nay dù có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng chưa ai vượt qua phiên bản của đạo diễn Dương Khiết.
(Nguồn: Internet)
Nhận phim Tây du ký, điều khiến nữ đạo diễn Dương Khiết đau đầu là việc tìm kiếm diễn viên. Trong phim, Tôn Ngộ Không là nhân vật quan trọng nhất nên bà dành rất nhiều thời gian cho vai diễn này. Tuy nhiên, vai diễn Đường Tăng cũng vất vả không kém.
(Nguồn: Internet)
Được biết Đường Tăng do thay đổi theo từng giai đoạn và một số khúc mắc nên có tới 6 diễn viên đảm nhận, bao gồm 3 diễn viên trưởng thành và 3 diễn viên nhí.
(Nguồn: Internet)
Vai diễn Đường Tăng trưởng thành ban đầu do nam diễn viên Uông Việt đảm nhận. Diễn xuất của Uông Việt đã được khen ngợi khi thể hiện rất tốt vai Đường Tăng, nhưng sau khi đóng 3 tập Họa khởi Quan Âm viện (tập 6), Thâu ngật nhân sâm quả (tập 9) và Tam đả Bạch Cốt Tinh (tập 10), anh xin rút lui.
(Nguồn: Internet)
“Lúc đó, tôi nói chuyện với một giáo sư, người khuyên tôi nên suy nghĩ về việc đóng vai đại tăng. Bản thân cũng lo lắng Tây du ký sẽ khiến khán giả định hình tôi vào vai tăng sĩ. Thêm vào đó, đoàn phim quay ở nhiều địa điểm rất vất vả, tôi lại có những dự định khác”, Uông Việt chia sẻ về lý do sau đó bỏ ngang phim.
(Nguồn: Internet)
Vai diễn sau đó được giao cho Từ Thiếu Hoa, cuối cùng là Trì Trọng Thụy. Vì chỉ đóng đúng 3 tập nên ấn tượng của Uông Việt trong lòng khán giả không mấy sâu đậm.
(Nguồn: Internet)
Sau vai diễn Đường Tăng, sự nghiệp của nam diễn viên không mấy được thuận lợi. Năm 2004, Uống Việt từ giã sự nghiệp phim ảnh dù rất đam mê với nghề.
(Nguồn: Internet)
Dẫu con đường nghệ thuật không thành công nhưng bù lại, Uông Việt có sự nghiệp học thuật vô cùng rực rỡ.
Được biết, ông từng tốt nghiệp Khoa Biểu diễn, khóa 78 của Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Ông cùng thế hệ với những nghệ sĩ gạo cội như Trương Phong Nghị, Trương Thiết Lâm, Trần Quốc Tinh, Vương Ngọc Chương.
(Nguồn: Internet)
Đây là một trường đại học quốc lập hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực điện ảnh. Một số cựu sinh viên nổi tiếng của trường có thể kể đến như Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Trần Khôn, Trương Thiết Lâm, Từ Tịnh Lôi,…
(Nguồn: Internet)
Sau khi từ bỏ nghiệp diễn, “Đường Tăng” Uông Việt dạy học tại trường Học viện Kinh kịch truyền thống Trung Quốc (tên gọi khác: Trường Hí kịch Trung Quốc). Đây cũng là một trường đại học nghệ thuật công lập nổi tiếng ở Bắc Kinh.
(Nguồn: Internet)
Trong quá trình công tác tại đây, Uông Việt đã được phong hàm phó giáo sư. Đây là một thành tựu mà không phải ai cũng đạt được.
Tổng hợp: Tâm An – thongtinngaynay