Một chi tiết phi lý trong Tây Du Ký 1986 mà không một khán giả lớn tuổi nào phát hiện ra lại bất ngờ bị một cô bé học lớp 5 vạch trần.
(Nguồn: internet)
Tây Du Ký là bộ phim được chuyển thể từ một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc. Cùng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển danh tiếng nhất của Trung Quốc.
(Nguồn: internet)
Bộ phim Tây Du Ký do đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo sản xuất năm 1986 đã trở thành một trong những tượng đài của điện ảnh Hoa Ngữ. Không chỉ nổi tiếng khắp Châu Á, bộ phim còn được phát lại đến hơn 3000 lần ở Trung Quốc. Đối với khán giả Việt Nam, Tây Du Ký đã trở thành ký ức tuổi thơ khó phai mỗi kì nghỉ hè của nhiều người.
(Nguồn: internet)
Tuy nhiên, dù là tác phẩm kinh điển nhưng do kỹ thuật làm phim thời đó còn thô sơ nên Tây Du Ký không tránh khỏi việc mắc phải những hạt sạn lớn nhỏ.
Là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của Tây Du Ký, cô bé Mã Tư Kỳ 11 tuổi không chỉ theo dõi toàn bộ 25 tập phim mà còn tìm đọc cả tiểu thuyết nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân.
(Nguồn: internet)
Sau khi đọc tiểu thuyết nhiều lần, Mã Tư Kỳ phát hiện ra một điều phi lý trong phim mà ngay cả nhiều người lớn cũng không nhận ra.
(Nguồn: internet)
Trong phim, bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Trường An tới Thiên Trúc, trên suốt hành trình, 4 thầy trò không ít lần đi hóa duyên, xin đồ ăn của người dân sinh sống dọc đường. Thế nhưng, trong tất cả những lần hóa duyên này, các loại thức ăn mà thầy trò Đường Tăn nhận được đều giống nhau với các món cơm, đậu phụ…
(Nguồn: internet)
Trong khi đó ẩm thực Trung Quốc từ Bắc tới Nam đều có sự khác biệt, chưa kể đến các quốc gia nước ngoài như Ấn Độ. Chi tiết này không sát với thực tế và không được tác giả Ngô Thừa Ân chú ý tới.
(Nguồn: internet)
Phát hiện này của cô bé Mã Tư Kỳ khiến nhiều khán giả trầm trồ, suy ngẫm. Thì ra suốt 34 năm qua họ đều không nhận ra sự thật hiển nhiên này.
(Nguồn: internet)
Theo trang QQ của Trung Quốc, lí do mà tác giả Ngô Thừa Ân không thay đổi món ăn cho thầy trò Đường Tăng có thể là vì thời đại của ông còn nhiều khó khăn, không có điều kiện trải nghiệm thực tế. Hơn nữa Ngô Thừa Ân lại là người Hoài An nên ông chỉ biết đến thói quen và ẩm thực của vùng quê mình.
(Nguồn: internet)
(Nguồn: internet)
Đó cũng là lí do vì sao mà tác phẩm phim Tây Du Ký cũng mắc phải “hạt sạn” tương tự, ngay cả những bản “remake” sau này của bộ phim kinh điển này cũng không ngoại lệ.
Tổng hợp: Ngọc Thố – thongtinngaynay.com