So với thời điểm cách đây hơn một năm, công trình Mã Pì Lèng Panorama không thay đổi kết cấu, thậm chí còn xuất hiện thêm một gác xép sát mái nhà.
(nguồn Internet)
Theo công văn 4141 ban hành ngày 14/1/2O19, Bộ VHTT&DL nhận định công trình Mã Pì Lèng Panorama không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá của đồng bào trong khu vực, gây cản trở tầm nhìn của du khách; ảnh hưởng đến môi trường khi công trình đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(nguồn Internet)
Sau khi cải tạo, chủ đầu tư yêu cầu du khách mua vé để vào tham quan công trình. Giá vé cho mỗi người là 5O.OOO đồng bao gồm một đồ uống. Giá vé không kèm đồ uống là 2O.OOO đồng/người.
Du khách vẫn được tiếp cận 5 ban công lớn của tòa nhà để ngồi uống cà phê và chụp ảnh (nguồn Internet)
(nguồn Internet)
Bà Vũ Thị Ánh, chủ đầu tư công trình, thường xuyên có mặt tại quầy giải khát để phục vụ du khách. Bà Ánh từ chối trả lời mọi câu hỏi liên quan đến công trình.
Đa số du khách ghé thăm công trình đều nhận định đây là điểm dừng chân lý tưởng để ngắm đèo Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản và sông Nho Quế (nguồn Internet)
Trên thực tế, chuyên gia của UNESCO và chính quyền địa phương từng thống nhất xây một điểm dừng chân ngắm cảnh ở khu vực này. Tuy nhiên, “điểm dừng chân” đã biến thành tòa nhà 8 tầng với đầy đủ dịch vụ ăn uống và lưu trú.
(nguồn Internet)
Giáo sư Guy Martini, chuyên gia của UNESCO và là người trực tiếp khuyến nghị tỉnh Hà Giang về phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, chia sẻ rằng: “Tôi đã đề xuất việc nghiên cứu và thiết lập khu vực đỗ xe kết hợp với điểm ngắm cảnh mà có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan”.
Các phòng nghỉ của công trình vẫn đón khách lưu trú (nguồn Internet)
Ngoài dịch vụ giải khát, Mã Pì Lèng Panorama còn có dịch vụ ăn uống cho du khách có nhu cầu (nguồn Internet)
(nguồn Internet)
Phần kết cấu từ đường màu đỏ hắt lên là hạng mục được cơi nới thêm để làm nhà kho. Nếu tính cả tầng xép ở bên trái, công trình có tổng cộng 8 tầng thay vì 7 tầng như trước đây.
Tầng gác xép trở thành phòng nghỉ của nhân viên và kho chứa đồ đạc (nguồn Internet)
Các vật liệu dùng để cơi nới công trình được tập kết tại tầng dưới cùng (nguồn Internet)
Đến tháng 7/2O2O, công trình bắt đầu được khoan đục để cải tạo thành điểm dừng chân ngắm cảnh. Tuy nhiên sau khi cải tạo, nhiều người dân phản ánh về việc công trình không thay đổi kết cấu, thậm chí còn có dấu hiệu cơi nới thêm hạng mục. Cục Di sản văn hóa đã có văn bản yêu cầu Sở VHTT&DL Hà Giang giải trình về vấn đề này.
Tổng hợp – Hải Linh
thongtinngaynay.com