Đã có không ít bộ phim thành danh và được khán giả yêu thích với những quay đẹp và nên thơ. Chính vì vậy không những địa điểm quay phim sau này trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước điển hình như bộ phim Bản tình mùa đông hay tác phẩm kinh điển Tây du ký 1986.
Trên trang cá nhân, nhà quay phim Vương Sùng Thu của Tây du ký bản 1986 cũng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh ngày ấy và bây giờ của nhiều khung cảnh trong phim.
(Nguồn: Internet)
Vương Sùng Thu cho rất nhiều khán giả yêu mến bộ phim cũng đã gửi cho ông. Những vị Khán giả này cố gắng lưu lại kỷ niệm trong phim như một tình cảm dành cho đoàn phim và nữ đạo diễn Dương Khiết. Trong đó có khung cảnh Thất Vương Phần (Bắc Kinh) – địa điểm nhiều lần xuất hiện ở tác phẩm. Ông nói xúc động khi nhận được ảnh từ khán giả.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
“Tây du ký” ra mắt năm 1986, khởi quay từ 1982. Dương Khiết làm đạo diễn còn Vương Sùng Thu làm nhà quay phim, hai người là vợ chồng. Bà Dương Khiết qua đời năm 2017. Những năm qua, ông Vương viết sách về “Tây du ký”, thuyết giảng về nghề quay phim. Khi nhìn lại những khung cảnh này, nhiều khán giả nhận xét bối cảnh chỉ thay đổi một chút mà thôi.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Vương Sùng Thu không khỏi xúc động khi nhìn lại những hình ảnh xưa. Đây là cảnh quay thực hiện ở chùa Thiên Đồng, thành phố Ninh Ba. “Năm đó, chúng tôi ở đây quay cảnh Đường Tăng giảng pháp kinh. Hơn 30 năm sau, từ đồ vẫn trang nghiêm, linh thiêng”, Vương Sùng Thu viết.
(Nguồn: Internet)
Được biết đây là bối cảnh quay tại chùa Thiên Đồng xuất hiện trong tập Khốn tù Ngũ Hành Sơn.
(Nguồn: Internet)
Chỉ khác nhau về màu ảnh còn khung cảnh vẫn đẹp như trong phim dù đã qua hơn 3 thập kỷ.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Những cảnh phim được quay ở núi Thiên Bình, Tô Châu. Có thể nhận thấy khung cảnh khi xưa vẫn còn đó.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Đặc biệt là kiến trúc những ngôi nhà cổ không đổi khác nhiều. Nhiều khán giả nói họ như sống lại thời tuổi thơ, ở thế giới thần tiên khi đến những địa điểm xuất hiện trong tác phẩm.
(Nguồn: Internet)
Nếu yêu mến tác phẩm chắc chắn khán giả không thể nào quên được cảnh Quốc vương Nữ nhi quốc tạm biệt Đường Tăng. Vương Sùng Thu tiết lộ cảnh này được quay tại một vườn thực vật ở Hàng Châu. Đoàn phim phải di chuyển từ Hàng Châu đến Tô Châu, Thiệu Hưng để có những thước phim đẹp.
(Nguồn: Internet)
Một khung khác của Tây Du ký, nếu không nói, khó lòng nhận ra nơi đây trải qua hơn 3 thập kỷ.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Con đường nơi thầy trò Đường Tăng thỉnh Kinh vẫn y nguyên sau ba thập kỷ. Vương Sùng Thu kể nhiều nơi trở thành danh thắng nổi tiếng, được bảo tồn hàng năm.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
“Con đường Đường Tam Tạng lên ngựa quay lưng đi đến nay đã hơn 30 năm. Thời gian trôi nhanh, con người thay đổi mà con đường ở Thanh Tây Lăng vẫn như vậy”, Vương Sùng Thu chú thích.
Tổng hợp
Nhật Linh/thongtinngaynay.com